Mỗi chúng ta luôn mong muốn có 1 ngôi nhà của riêng mình, có người làm việc không ngừng
mới xây cho mình 1 ngôi nhà như ý.Vì vây một ngôi nhà đẹp và hợp phong thủy lẫn
thẩm mỹ luôn là mơ ước của nhiều người.Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số
lưu ý khi xây nhà.
1. Kiểm tra địa khí trước khi xây nhà.
Khi xây nhà thường chúng ta sẽ xem địa khí của mảnh đất trước
khi động thổ vì địa khí sẽ quyết định được mảnh đất đó có tốt cho ciệc xây dựng
và phát triển công danh tài lộc và sứa khỏe hay không.Nếu mảnh đất đó có tử khí
thì cần phải hóa giải trước khi xây dựng. Nếu chúng ta bỏ qua bước này và không
kiểm tra trước khi xây dựng thì khi làm nhà sẽ rất nguy hiểm và khó hóa giải.
Ngoài ra còn dựa trên cung mệnh của mệnh
chủ và hướng đất để tính toán xem hướng nhà có hợp hay không, nếu không hợp thì
cần hóa giả như thế nào vì vậy trước khi xây nhà chúng ta cần xem xét kỹ địa
khí của mảnh đất.
2. Không nên xây nhà trên nền đất thấp và nghiêng.
Không có gì được gọi là kiên cố khi xây nhà trên 1 nền đất
thấp và nghiêng, với một đất nước có khí hậu như việt nam thì xây dựng nhà trên
nền đất như vậy là một sự thách thức, bởi vì vào mùa mưa thì lụt lội còn mùa hè
thì ẩm mốc ảnh hưởng đến không gian sống và sứa khỏe của người trong nhà, chưa
kể đến quan niệm về phong thủy Một ngôi nhà đẹp trước tiên phải được xây trên nền
đất phẳng và nằm ở vị trí cao.
Vì vậy nếu chủ nhà nào mua phải nền đất thấp và nghiêng thì
trước tiên chúng ta nên khắc phục nó trước
khi xây nhà để tạo an tâm cho những người sống trong nhà.
3. Không nên
xây cổng chính quá lớn so với diện tích của ngôi nhà.
Thứ nhất nếu thiết kế cổng chính và cửa chính không hài hòa
với diện tích của ngôi nhà sẽ dẫn tới mỹ quan của ngôi nhà, cửa lớn so với diện
tích của ngôi nhà lớn hơn sẽ làm nó mất cân xứng và hài hòa với bố cục chung của
ngôi nhà, về mặt phong thủy nó khiến của cải của chủ nhà đội nón ra đi, công việc
làm ăn không thuận lợi.
4.Kiêng kị khi làm mái nhà
Người ta thường nói “nhất góc ao nhì đao đình”bố cục trần
nhà cần tránh những góc ao cũng như góc cạnh của mái đình, miếu hướng vào chính diện nhà. Khi nhà mở cửa ra hướng
góc mái đồng nghĩa với bố cục của các nhà bị xiên lệch với nhau, dễ gây ra va
chạm khi di chuyển khi gió lùa theo các cạnh tường cạnh mái thổi đến nhà mình về cấu tạo điểm góc mái luôn là điểm xung yếu nên mái nhà xưa thường hay có các chi tiết bằng gỗ hay đắp vữa để khóa cứng góc mái. Thời nay một số chủ nhà xem việc đổ tấm bê tông trên cùng là thượng
lương để kết thúc việc xây dựng khung
xương mái nhà.Xét về tiến trình xây dựng là đúng nhưng xét về ý nghĩa xây dựng
truyền thống thì không chuẩn xác chưa kể tới việc mái bê tông nặng làm ảnh hưởng
tới phần nền móng và đặc biệt với khí hậu của việt nam mái bê tông rất dễ bị co
ngót làm nứt mái gây thấm dột và mất thẩm mỹ.về cấu tạo ta thấy nóc nhà xưa có các khe hở hai đầu thông gió là nơi thoát khí tích tụ trong nhà ra ngoài, nếu nhà đối diện mở cửa ra gặp ngay " tam giác ấy" thì sẽ bất lợi.từ đó không riêng gì cây đoàn dông mà các đoàn tay lợp mái cũng bị kiêng nếu nhìn thấy chĩa sang nhà của nhau. hiện tại làm mái nhà đã phát triển hơn ngày xưa rất nhiều xà gồ hay đoàn dông được thay thế bằng các thanh vì kèo thép mạ và được bọc bởi các thanh bịt đầu mè để tránh chạm tới nhà của nhau.
sẽ cố gắng tìm hiểu thêm một số thông tin về phong thủy nữa để giới thiệu tới mọi người nhé
Trả lờiXóa